Giáo dục lầm lạc

1.  Giáo dục lầm lạc :
– Cổ Nhân có câu “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Không ai nói “Nhân chi sơ tính bản minh”.
Vì thế, phàm con người tất thảy đều phải được GIÁO DỤC mới hiểu nhân cách, mới nên Con Người.
 Thế nhưng giáo dục là gì ?
2. GIÁO DỤC LÀ GÌ ?
Theo Michel JomaJes, GIÁO DỤC – Education – nghĩa gốc Latinh là RÚT RA và DẪN DẮT. Rút ra khỏi sự ngu dốt bằng HỌC VẤN rồi dẫn dắt bằng ĐÀO TẠO để đi đến lý tưởng LÀM NGƯỜI CHO RA NGƯỜI
Vậy “học vấn” và “đào tạo” khác nhau thế nào ?
3. HỌC VẤN VÀ ĐÀO TẠO
Theo Waterstone:
– HỌC VẤN là dữ liệu, tức là kiến thức về đọc VÀ viết, các môn khoa học phục vụ cho nghề nghiệp CHUYÊN MÔN, thuộc về hữu thức
– ĐÀO TẠO là khơi gợi cái vô thức để con người nhìn nhận được tư cách giá trị của mình, trở nên người ĐẮC HIỆU.
– Mục đích cốt lõi của GIÁO DỤC không phải tạo nên một BỘ ÓC ĐẦY CHỮ như một cái máy, mà tạo nên CON NGƯỜI MINH TRÍ
 Nền giáo dục bây giờ chỉ quan tâm tới HỌC VẤN CHUYÊN MÔN để kiếm tiền mà coi nhẹ khía cạnh ĐÀO TẠO con người có NHÂN CÁCH ĐẮC HIỆU. Kết quả là nhiều con người bây giờ không ra NGƯỜI
Vậy CON NGƯỜI được định nghĩa là gì trong hành tinh này ?
4.  KHÔNG HỌC THÌ KHÔNG NÊN NGƯỜI
Theo Bác học Triết gia vĩ đain Hy Lap Aristotle : Con người là SINH VẬT CÓ LÝ TRÍ, tức có phần “con” và phần “người”.
Vậy nên theo Michel Rondonfort, NẾU con người KHÔNG được GIÁO DỤC TOÀN DIỆN, bao gồm HỌC VẤN và ĐÀO TẠO để chế ngự thú tính và phát triển mọi năng lực của nhân cách THÌ con người chỉ là THÚ VẬT, mà có khi còn đáng sợ hơn mọi ác thú bởi nó có TRÍ TUỆ.
5. CHỈ CÓ 2 CON ĐƯỜNG ĐỂ HỌC
Theo Edward Gibbon, mọi người nhận lãnh 2 phương cách GIÁO DỤC.
– Một là từ người khác cho.
– Hai QUAN TRỌNG hơn là do chính mình tự tạo lấy
 Theo Emile Faguet, số một là tạo nền tảng và kết quả tốt nhất của nó là cảm hứng cho số hai. Nói cách khác, kết quả tốt nhất của giáo dục chính là gợi được CẢM HỨNG KHÁT KHAO HỌC TẬP cho con người
 Đời người 100 năm, số một rất hạn chế, học thụ động từ người khác tại các lớp học phổ thông, đại học, nghiệp vụ…các khóa học khác cách hữu hạn. Ngược lại là số 2 là cách học tự do, chủ động và linh hoạt qua việc đọc sách, nghiên cứu các chủ đề tự chọn, trải nghiệm cuộc đời…Cách học này mới là lâu dài và thực tế hữu dụng. Nếu được học số một kết quả không tốt thì lộ trịnh số hai rất tồi tệ, chậm chạp, dẫn đến con người bị thụt lùi do xã hội phát triển nhanh hơn sự học.
 Vấn đề là nhiều người chỉ học số 1 mà bỏ đi số 2 nên tầm hiểu biết thấp hẹp và trí tuệ bị chết đói, dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho bản thân và xã hội.
 Có 3 môi trường giáo dục thường là không đồng nhất, vậy nếu chọn người phải nhận lãnh một NỀN GIÁO DỤC XẤU thì sẽ thế nào ?
6. GIÁO DỤC NHÂN CÁCH
Theo Montesquieu, chúng ta hấp thu 3 loại GIÁO DỤC khác nhau, thậm chí là MÂU THUẪN nhau : đó là GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG, XÃ HỘI.
 Theo Francois Francus, rằng “rau nào sâu ấy”, tức cha mẹ, thầy cô, xã hội nào thì tạo ra sản phẩm nhân cách con người như vậy.
 Tại sao 3 môi trường giáo dục lại mâu thuẫn nhau ? GIA ĐÌNH là môi trường yêu thương, NHÀ TRƯỜNG là môi trường trách nhiệm, XÃ HỘI là môi trường tự do nên nội dung và cách thức GIÁO DỤC khó mà đồng nhất, chưa kể là TRÌNH ĐỘ của họ.
Vấn đề là các MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC hiện nay các bạn đánh giá TRÌNH ĐỘ nó như thế nào, từ đó mà thấy được kết quả sản phẩm là nhân cách con người sẽ ra sao.
 Chúng ta hãy bàn một chút về sự MÂU THUẪN tất yếu của MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC hiện nay
7. LÀM NGƯỜI khó hay dễ ?
Có người nói với tôi “Nghèo thì khó làm NGƯỜI được”.
Tôi chỉ xin hỏi vài câu “
– Vậy giàu thì dể làm NGƯỜI sao ? (Làm NGƯỜI khó giàu, KHÓ chứ không phải KHÔNG nhé)
–  Khi sinh ra trần trụi, ta là CON gì ? (Khi ta vô sản, ta vốn cũng là CON NGƯỜI. Ăn xin, đánh giày, làm thuê…đều là những CON NGƯỜI đúng nghĩa.
– Vậy cái gì chứng minh được ai đó chính là CON NGƯỜI ?
8. THÚ TÍNH và THIÊN TÍNH CỦA CON NGƯỜI
– CON CÁI hư hỏng, trước hết là lỗi của CHA MẸ
–  HỌC SINH ngu dốt, trước hết là lỗi của THẦY CÔ
– CÔNG DÂN “phản động”, trước hết là lỗi của NHÀ NƯỚC
– SỐ PHẬN nghèo khổ, là lỗi của BẢN THÂN
– XÃ HỘI không bao giờ có lỗi.
BẠN tâm đắc câu nào ?
9. NỀN GIÁO DỤC THẤT BẠI
 Đó là tạo ra con người luôn LƯỜI HỌC và SỢ HỌC.
 Theo Emile Faguet, kết quả TỐT NHẤT của giáo dục là khơi gợi CẢM HỨNG KHÁT VỌNG HỌC TẬP cho con người
 Ở bài 5 trước đã nói, con người có 2 cách học, học từ người khác DẠY CHO thì ít, còn lại mỗi người phải TỰ HỌC, học, học đến suốt cuộc đời mới mong NÊN NGƯỜI hạnh phúc và thành công.
 Nền giáo dục đã vậy rồi thì chúng ta BUÔNG LUÔN hay sao ? Mặc cho BẢN THÂN và CON CHÁU trôi theo dòng đời bèo dạt mây trôi trong MÔI TRƯỜNG đen tối đó hay sao ?
CHỌN LẠI MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC BỔ SUNG
10. NHÂN CÁCH VÀ MÔI TRƯỜNG
Môi trường GIÁO DỤC sinh ra nhân cách CON NGƯỜI hay NGƯỢC LẠI ? Tôi cho rằng là ngược lại, bởi con người luôn là có trước, con người tạo ra mọi thứ bằng lý trí
 Từ nhận định của Montesquieu về 3 môi trường giáo dục thì CHA MẸ và THẦY CÔ là những người đặt nên tảng.
 Tại sao Fracois Francus đề cập tới vấn đề “DẠY CHA MẸ VÀ DẠY THẦY CÔ” vào thế kỷ trước. Giáo dục là “nghệ thuật trên hết moị nghệ thuật”, thầy cô được phong là KỸ SƯ TÂM HỒN.
 Hãy đánh giá xem dàn KỸ SƯ của nước ta có lành nghề không ? Họ có được đào tạo cách bài bản chất lượng cao không ? Và có bao nhiêu % họ có Tâm xứng đáng với THIÊN CHÚC đó ? Trong khi hiện nay đa số phụ huynh dành phần rất lớn thời gian và tâm sức cho việc xây dựng kinh tế nên giao việc giáo dục trẻ cho nhà trường.
Mà nhà trường hiện nay đang dạy cái ?
11. ĐẠO ĐỨC NHÂN CÁCH xuống cấp nghiêm trọng ?
Theo tác giả Hoàng Xuân Việt, từ TK21, con người thăng hoa với nền văn minh vật chất về công nghệ kỹ thuật, lãng quên nền văn minh nhân cách. Càng ngày, thú tính đã lẫn lướt và quật ngã thiên tính trong CON NGƯỜI, xã hội bài loại LƯƠNG TÂM, tẩy chay NHÂN CÁCH, vật chất lên ngôi thống trị, thách đố sinh tử đối với nhân cách. Trong môi trường đó, con người chìm đắm trong hưởng thụ và tệ nạn dẫn đến hủy diệt.
Đạo đức là gì ? ĐẠO là CON ĐƯỜNG con người phải đi, ĐỨC là những nguyên tắc sống để PHÁT TRIỂN PHẨM GIÁ CON NGƯỜI. Lâu nay trong trường học luôn có câu “Tiên học Lễ, hậu học Văn” như là châm ngôn của của giáo dục, nhưng kì thực nó chỉ là sự trang trí không hơn không kém, rất ít ai còn nói về nó chứ đừng nói là sống theo nó. Chữ Lễ không phải là lễ phép hoặc lễ nghĩa chung chung, Lễ bao gồm tất cả quy tắc lối sống chuẩn mực đáng lý của con người, chính là ĐẠO ĐỨC NHÂN CÁCH. Văn không phải là văn vẻ hay văn chương mà là chuyên môn, khoa học, năng lực lao động để KIẾM TIỀN. Tóm lại là ngày nay con người chỉ tập trung học cách kiếm tiền nhiều, bỏ qua học hỏi rèn luyện nhân cách làm người.
 Một số lớn người cho rằng, HỌC LÀM NGƯỜI là môn học phụ thêm, dùng để khuyến khích đám trẻ, quan điểm đó thật thê thảm cho tiền đồ làm người của họ. Bởi vì khi có tiền mà ta không biết làm sao để hạnh phúc cá nhân, xây dựng đời sống tinh thần phong phú thú vị, phục vụ xã hội, Tổ quốc, dạy dỗ con cái…thì ta đâu ra CON NGƯỜI THÀNH CÔNG
 Chúng ta hãy nhìn những đau khổ của con người hiện tại là chiến tranh, hận thù, bạo lực, bệnh tật, hủy diệt nhau… do từ đâu mà có? Chắc chắn không phải do lạc hậu hoặc không có tiền.
 Chúng ta là đang làm chủ xã hội, NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI, nếu vẫn “tích cực” ngồi im thì con cháu của chúng ta sẽ phải gánh chịu kết quả ngày càng tồi tệ. Mặt khác ta là kẻ bất xứng với tổ tiên, lãng phí kiếp LÀM NGƯỜI. Chờ đợi gì nữa.
VẠN SỰ TRÁCH MÌNH
Nhà trường không dạy ta cách sống HẠNH PHÚC, cũng chưa từng dạy ta chữ NGỘ !
Nhưng ta đâu phải là kẻ ăn mày tật nguyền và thiểu năng
12. NHÂN QUYỀN – QUYỀN MẶC ĐỊNH CỦA CON NGƯỜI
– Không có tiền thì im mày ! Mày không xứng đáng mặc áo vest ! Đồ xấu xí, rách nát !
 Ai quy định luật đó vậy ? Phải chăng đó là luật chơi của bọn nhiều tiền thất học, phàm phu thô lỗ, kẻ cậy mạnh hiếm yếu, kẻ cướp thấp kém không hiểu gì về NHÂN QUYỀN.
Nền GIÁO DỤC Việt Nam đã không dạy về giá trị con người là gì, mặc định con người có những quyền gì…mà chỉ tập trung dạy việc kiếm tiền, ca ngợi sự giàu có và tiêu xài. Lâu dần người ta tưởng đó là giá trị. Không hiểu gì về nhân quyền, xúc phạm thô bạo người khác, nói lời tục tĩu cho cả thế giới nghe, còn tự xung mình là sang chảnh, trí tuệ…đó là loại gì ?
Trâu sống với đàn không thấy mình dơ
Lỡ chân lạc bước chê người trắng tinh
Nhiều tiền chưa hẳn giàu sang
Giàu sang chưa hẳn tài năng của mình
Tài năng đức độ lý tình
Thiên hạ rộng lớn chớ khinh ai hèn
Mong quý anh chị em lấy đó làm gương để dạy dỗ con cháu mình đừng lầm đường lạc lối mà đánh mất đi nhân phẩm quý giá vốn có của con người

0938 27 09 77