3 phẩm chất tốt đẹp của loài tre
Những phẩm chất tốt đẹp của loài tre
Từ ngàn xưa cây tre đã trở nên biểu tượng đẹp nhất về đức tính, sức sống và phẩm chất con người Việt Nam. Những đức tính tốt về loài tre luôn được nhắc đến, chính là hành trang không thể thiếu với mỗi người, đó là sự “kiên cường, trách nhiệm và cần cù”. Tác giả Nguyễn Duy đã mượn hình ảnh loài tre để nói đến con người Việt Nam.
Ngay từ đoạn mở đầu tác giả đã nhắc đến đức tính “kiên cường” như một niềm tự hào. Từ thuở khai hoang, tre đã cùng người dân Việt trải qua biết bao sóng gió, tre không chỉ là người bạn, tre còn là một người lính hiên ngang, kiên cường, bất khuất. Hình ảnh tre xanh đối với người dân Việt Nam đó là loài cây thể hiện cho sự đấu tranh bền bỉ và lâu dài.
Còn hơn thế nữa, tác giả dùng hình ảnh ẩn dụ “có manh áo cọc tre nhường cho con”, ý nói lên trách nhiệm, sự yêu thương, cây tre giống như cha mẹ, thương yêu đàn con của mình. Tre rất có ý thức bảo tồn nòi giống, khi một thân tre ngã xuống là bao búp măng mọc lên, lại còn to hơn cây tre già. Đặc biệt, búp măng có một hình dáng vững chãi, thể hiện là một thân tre cường tráng mai sau.
Cuối cùng tác giả nhắc đến đức tính “cần cù”, đó là một trong những đức tính tốt đẹp của con người. Dù ở đâu, trong môi trường nào, đất đá kia bạc màu, không dưỡng chất nhưng tre vẫn xanh tươi và rễ luôn bám sâu chắc vào đất để tìm kiếm nguồn dinh dưỡng cho mình và vẫn luôn xanh tốt như những con người chăm chỉ, siêng năng thể hiện sức sống mãnh liệt.
Bài thơ “Tre Việt Nam” chính là bức tranh phác họa rõ ràng nhất, nói lên phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
Hãy cùng Kim Danh nuôi dưỡng từ gốc rễ một thế hệ người Việt Nam biết tự lượng tự cường thông qua Giải pháp tự giáo dục từ Ý nghĩa Tên.
Tre còn những đức tính quý báu nào khác?
Từ ngàn xưa, Tre đã được biết và nhắc đến như một biểu tượng văn hóa, với những đặc trưng nổi bật. Hình ảnh cây tre chính là biểu tượng đẹp và sống động nhất về hình ảnh người dân Việt Nam với những phẩm chất cao quý khác như: Ngay thẳng, Đoàn kết và Lạc quan
Với những câu từ chân thật và tinh tế, tác giả Nguyễn Duy đã phát họa tính cách của loài Tre rõ nét qua câu thơ
“Loài tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”
Đó chính là đức tính “ngay thẳng”, hình ảnh của dân tộc, con người Việt Nam. Luôn ngay thẳng dù thế nào cũng vươn lên thẳng, dù ở môi trường nào cũng không khuất phục.
Có thể dễ dàng nhận thấy, Tre không mọc riêng lẻ mà hình thành theo từng khóm chụm lại như câu thơ:
“Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi”
hay
“Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”
Đặc điểm liên kết này tượng trưng cho tinh thần đoàn kết một lòng chung tay góp phần xây dựng và bảo về đất nước của dân tộc Việt Nam.
Tại sao tác giả lại có sự so sánh, nhân cách hóa gần gũi đến như vậy
“Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”
Đó chẳng phải là tinh thần lạc quan, yêu đời sao? Trải qua biết bao thăng trầm, con người vẫn có thể vui cười, lạc quan với cuộc sống, nỗ lực làm việc để đón chờ một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.
Con người có lý trí và ý chí mà có được thái độ sống như loài tre vô tri yếu mềm không? Đó là cả một kho triết lý sống quý báu mà ít ai nhận ra.
Kim Danh chỉ mong rằng qua 3 phẩm chất tốt đẹp của loài tre mỗi người Việt Nam chúng ta chỉ cần học hỏi được một phần của loài tre thôi thì dân tộc Việt Nam sẽ sớm đạt đến thịnh vượng. Chúc các bạn hạnh phúc và thành công.