Mô tả
Như đã đề cấp từ trước, Dám hạnh phúc tiếp tục được xây dựng theo hình thức đối thoại, vấn đáp. Giống như cuốn sách trước nó, cả hai đều mang đến sự mới mẻ và gần gũi cho độc giả. Trong cuộc tranh luận giữa hai nhân vậchính, độc giả giống như nhân vật thứ ba lặng lẽ theo dõi và suy ngẫm toàn bộ câu chuyện. Một khi đã bị cuốn theo mạch tranh luận giữa triết gia và người thanh niên thì chắc chắn không thể dứt ra được! Có lúc, chúng ta sẽ gật gù vì những quan điểm được đưa ra, hay chậm load vài giây khi không hiểu khái niệm mới nào đó, hoặc bối rối chẳng biết đứng về phía người nào vì lý lẽ của bất kỳ ai cũng đầy sức thuyết phục.
Dám bị ghét đưa độc giả trải qua năm phần chính, tương đương với năm quan điểm của Adler về cuộc sống. Trong mỗi quan điểm lớn bao hàm các luận điểm nhỏ dần dần được làm rõ bởi sự dẫn dắt của triết gia và phản biện bởi anh thanh niên. Cách viết theo kiểu đối thoại khiến cho dòng tư duy của người đọc không bị đứt quãng và có cảm giác như chính mình cũng đang tham gia vào cuộc đối thoại đó, sự tương tác qua lại khiến cho cuốn sách trở nên hấp dẫn và lôi cuốn khó cưỡng. Đây là cuốn sách thực sự nên đọc và tĩnh tâm cùng, đặc biệt là nên đọc song song trong quá trình đối thoại và soi chiếu bản thân.
Dám hạnh phúc là phần tiếp theo của cuốn sách nổi tiếng trước đó Dám bị ghét, cả hai ấn phẩm này đều bắt nguồn từ trường phái tâm lý học Alfred Adler để diễn giải các quan điểm. Tuy nhiên, Dám hạnh phúc lại bàn sâu hơn về lòng can đảm “làm thế nào để có được hạnh phúc”, về mối quan hệ giữa tình yêu, sự tự lập và lựa chọn lớn nhất của cuộc đời. Mỗi cuốn sách đều mang một nét riêng qua thông điệp mà chúng truyền tải. Chúng bổ sung và giúp nhau hoàn thiện hơn, vậy nên nếu đã đọc Dám bị ghét thì chắc chắn không thể bỏ qua Dám hạnh phúc. Còn nếu bạn chưa từng đọc cả hai tác phẩm này thì còn chần chờ chi nữa, hốt luôn và ngay hai “ẻm” thôi nào!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.